Người bệnh hở van tim nên ăn gì?

Hở van tim là bệnh gì?

Van tim của con người giống như van một chiều trong hệ thống máy bơm, giúp máu lưu thông theo một chiều, máu từ tĩnh mạch về tim và từ tim đi ra động mạch mà không thể chảy theo chiều ngược lại. Nếu không có van tim, máu sẽ lưu thông hai chiều và tim không thể đẩy máu đi nuôi cơ thể. Van tim bị hở sẽ làm quá trình lưu thông máu khó khăn hơn.

Bệnh hở van tim do 2 nguyên nhân gây ra: Nguyên nhân bẩm sinh, tức mới sinh ra đã có dị tật bẩm sinh ở tim. Nhóm thứ hai do nguyên nhân người bệnh có những bệnh lý mắc phải.

Hở van tim nên ăn gì


Bệnh hở van tim nên ăn gì?

Bệnh van tim sẽ cải thiện nếu người bệnh áp dụng chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe tim mạch. Ngoài việc lựa chọn những thực phẩm tươi ngon lành mạnh, có một số nguyên tắc chung mà bạn cần nhớ khi áp dụng chế độ ăn này.

- Không ăn quá nhiều muối: Ăn nhiều muối sẽ khiến các triệu chứng tim mạch trở lên nặng nề hơn, trong đó có các triệu chứng của bệnh van tim. Vậy, cần ăn bao nhiêu muối là phù hợp? Các nhà khoa học khuyến cáo bạn chỉ nên ăn từ 2 - 4gram muối mỗi ngày là đủ nếu chẳng may mắc bệnh tim mạch. Bạn nên nhớ rằng ngoài lượng muối ăn thêm vào trực tiếp, muối còn có nhiều trong các loại thực phẩm khác như các loại hạt khô, đồ uống, đồ hộp.

- Tránh uống nhiều nước: Bạn chỉ nên uống nước khi nào thấy khát, mỗi lần uống không quá nhiều. Uống nhiều nước khiến cơ thể tích nước trong các mô, làm tăng huyết áp và có hại cho sức khỏe tim mạch.

- Hạn chế uống rượu: Bất kỳ người bệnh tim mạch nào cũng phải kiêng uống rượu. Cồn dễ dàng đi vào máu và gây hại cho các tế bào cơ tim.

- Giảm bớt lượng chất béo: Người bệnh van tim phải tuyệt đối tránh các loại chất béo bão hòa, chất béo công nghiệp, mỡ động vật và các loại thực phẩm giàu cholesterol. Lượng chất béo chỉ chiếm khoảng 1/4 - 1/5 tổng số năng lượng mà thực phẩm cung cấp mỗi ngày. Nên ăn những loại chất béo không bão hòa như dầu thực vật, dầu olive…


Phẫu thuật van tim và lựa chọn van thay thế

Khi van tim hư hỏng nặng, người bệnh cần phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay van. Có hai loại van thay thế là van cơ học (van nhân tạo, được làm từ nhựa và kim loại, phổ biến nhất là van St. Jude) hoặc van sinh học (được làm từ van tim của lợn, bò hoặc có người hiến tặng).

Vậy làm thế nào để lựa chọn được van thay thế phù hợp? Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có đặc tính của van. Van cơ học có tuổi thọ cao nhưng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong van, người bệnh phải uống thuốc chống đông (warfarin) suốt đời. Van sinh học mặc dù không làm tăng nguy cơ đông máu nhưng thường phải thay sau 10 – 12 năm, người bệnh có thể chỉ cần dùng thuốc chống đông vài tháng sau phẫu thuật. Một số van sinh học thế hệ mới có tuổi thọ bền hơn.

Bạn có phù hợp để dùng thuốc chống đông máu lâu dài không, đó là điều quan trọng khi lựa chọn van. Chẳng hạn, van cơ học không thích hợp cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vì thuốc chống đông máu có thể qua nhau thai và ảnh hưởng đến em bé. Các yếu tố các cần xét đến gồm có: Độ tuổi, mức độ hoạt động thể chất, chức năng tim của người bệnh và van tim nào bị hư hỏng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét