Sốt xuất huyết bạn nên ăn uống thế nào để khỏi bệnh


Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết (SXH) ăn uống sẽ kém đi do thể trạng sốt cao, mệt mỏi. Chuyên gia dinh dưỡng ThS.BS Lê Thị Hải tư vấn chế độ ăn giúp phục hồi sức khỏe cho người bệnh SXH. Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết (SXH) ăn uống sẽ kém đi do thể trạng sốt cao, mệt mỏi. Chuyên gia dinh sẽ tư vấn chế độ ăn giúp phục hồi sức khỏe cho người bệnh SXH.


Nên uống gì khi bị sốt xuất huyết?

Chia sẻ
Dân trí Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm trùng do vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Triệu chứng sốt thường diễn ra trong khoảng 3 ngày, và bệnh nhân thường bị đau nhức xương. Dưới đây là những đồ uống chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại vi rút sốt xuất huyết nhiễm vào cơ thể.
1. Nước cam, nước chanh: Đây là những loại quả tốt nhất cho người mắc bệnh sốt xuất huyết. Cam, chanh rất dễ chế biến thành nước ép, và cũng giàu vitamin C giúp phục hồi kháng thể. Cả hai đều là những đồ uống giúp phục hồi sinh lực và tăng cường chức năng gan

2. Nước cơm, cháo: Cháo và nước cơm đều dễ nuốt và dễ tiêu hóa, bổ sung thêm chất lỏng và dinh dưỡng cho cơ thể.

3. Nước gừng: Về cơ bản bệnh nhân sốt xuất huyết cần nhiều chất lỏng. Nước gừng ấm giúp hỗ trợ cho cơ thể và làm giảm cảm giác buồn nôn.

4. Nước dừa: Hàm lượng chất điện giải và khoáng chất có trong nước dừa rất tốt cho việc thay thế ion trong cơ thể cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

5. Nước ép rau: Vì bệnh nhân sốt xuất huyết khó tiêu hóa thức ăn đặc khi bị sốt, nước ép rau dễ tiêu hóa và giúp bù nước do hàm lượng nước cao. Cà rốt, dưa chuột và rau xanh cũng cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản cần thiết cho cơ thể.



Bệnh sốt xuất huyết gặp ở mọi lứa tuổi.
Sau khi bị muỗi truyền virus 3-6 ngày, người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện khác nhau theo từng giai đoạn:
2-5 ngày đầu, người bệnh sốt cao liên tục, đau đầu, đau mỏi người, đau nhức vùng hốc mắt, có thể đau họng, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Các biểu hiện này không đặc hiệu và cũng tương tự như các sốt vi rút khác
Sau đó là giai đoạn nguy hiểm của bệnh. Bệnh nhân đỡ sốt nhưng có tình trạng giảm tiểu cầu trong máu và tăng tính thấm thành mạch gây thoát dịch và cô đặc máu. Người bệnh có thể xuất hiện các nốt chấm xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng........nặng hơn là chảy máu tạng hay sốc Dengue. Trong giai đoạn này, nếu được bù dịch và theo dõi xét nghiệm máu hàng ngày giúp giảm mức độ nguy hiểm của bệnh và giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét